Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

2 posters

    GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1)

    Admin
    Admin
    Adminstrator
    Adminstrator


    Nam
    Tổng số bài gửi : 703
    Age : 36
    Đến từ : H.O.U
    Hiện đang là : Student
    Sở trưởng : Design
    Registration date : 22/12/2007

    GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1) Empty GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1)

    Bài gửi by Admin Fri Jan 18, 2008 12:15 am

    Đến phiên bản 7.0 & phiên bản CS. Adobe Photoshop càng tỏ rõ ngôi vị vững chắc của nó trong linh vực thiết kế đồ hoạ."Thành thạo Photoshop" luôn là điều khiện hàng đầu đặt ra cho mỗi ứng cử viên đồ hoạ máy tính ngày nay.Khả năng hiệu chỉnh ảnh và tạo hiệu ứng nghệ thuật của photoshop vẫn là số một,chỉ có khác là ngày càng trở nên hiệu quả hơn do không ngừng được cải thiện qua từng phiên bản.Một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất tạo nên sức mạnh "thiên hạ vô địch" ở photoshop chính là bộ lọc ( filter ).Là công cụ đa năng và đầy quyền lực,bộ lọc cho phép người dùng chỉnh sửa hình ảnh với đủ các loại hiệu ứng : quẹt nhè - làm sắc nét,chạm nổi - khắc chìm,thêm nhiễu - khử vết,tạo quầng sáng - bóng đổ v.v..Người dùng photoshop chuyên nghiệp,cung như muốn trở thành chuyên nghiệp.nhất thiết phải nắm vững đặc điểm của từng bộ lọc và áp dụng chúng hiệu quả.

    Giới thiệu sơ lược về bộ lọc trong Photoshop
    "Tài sản riêng" của photoshop gồm 97 bộ lọc ( nói là tài sản riêng vì nó là số bộ lọc do Adobe thiết kế và tích hợp vào chương trình,ngoài ra còn có vô số bộ lọc bên thứ ba,do nhiều nguồn khác cung cấp để sử dụng trong photoshop ) Số bộ lọc riêng của Adobe Photoshop được xếp vào 13 hạng mục liệt kê trên menu Filter,và sẽ được trình bày chi tiết từng bộ lọc một

    Các nguyên tắc sử dụng bộ lọc
    Photoshop dùng bộ lọc để thay đổi dữ liệu hình ảnh theo nhiều phương pháp khác nhau.Ví dụ,thay vì dùng công cụ Blur trên phần lớn hình ảnh,bạn có thể dùng một trong các bộ lọc Blur và thay đổi mọi điểm ảnh trong vùng chọn của bạn chỉ một lần.Bạn có thể thay đổi hiệu ứng chiếu sáng trong hình ảnh bằng cách sử dụng bộ lọc Lighting Effects,hoặc bổ sung một chút màu ngẫu nhiên cho hình ảnh với bộ lọc add noise ... Và thế là bạn đã nắm được khái niệm rồi đấy.Tuy cung có bộ lọc này hữu dụng hơn bộ lọc khác.Thật sự bạn rất cần làm việc với bộ lọc để khám phá đầy đủ tiềm năng của chúng.Bộ lọc là một linh vực nơi bạn không thể "tuân thủ theo nguyên tắc" được.Mặc dù mỗi bộ lọc đều được thiết kể để đạt hiệu ứng tốt nhất,nhưng thật ra cách dùng sáng tạo nhất của bạn chỉ nảy sinh khi bạn sử dụng "sai" bộ lọc.
    ( Mách nước : bạn nên dùng thời gian để thử nghiệm với các bộ lọc.Sau đó,đưa ra nhận xét về cách thực tạo một hiệu ứng nào đó,và nhập vào trường Caption của lệnh File -> File Info.Những nhận xét này đi kèm hình ảnh sẽ giúp bạn ghi nhớ những điều đã làm )
    Không ai có thể áp đặt luật lệ sử dụng bộ lọc cho bạn."Cảnh sát bộ lọc" sẽ không đình chỉ công việc làm của bạn nếu như bạn có vi phạm một nguyên tắc sử dụng bộ lọc nào đó.Tuy nhiên,có nhiều phương pháp đạt hiệu quả cao hơn - hoặc thấp hơn - để tiếp cận việc sử dụng các bộ lọc.Dứơi đây là một số đề nghị.

    -- Biết rõ về bộ lọc --
    Bạn hãy thử nghiệm với các bộ lọc đủ để có cảm nhận tốt về những điều chúng có thể làm.Bạn thấy rằng bạn có một số bộ lọc " ưa thích nhất "

    -- Mỗi tuần lại nắm vững một bộ lọc mới --
    (Điều này sẽ làm cho bạn mất gần hai năm ).Thử nghiệm với bộ lọc mới,trước hết dùng các xác lập mặc định.Kế đó,thử nghiệm những xác lập thấp nhất và cao nhất cho công cụ điều khiển.Xem xét các xác lập ở khoảng giữa sẽ tạo hiệu ứng nào.Nếu có nhiều công cụ điều khiển,hãy kéo một cái lên cao và một cái xuống thấp.Đảo lại các xác lập này.Xem mức độ thay đổi các kết quả.Thay vì dùng lệnh Undo,bạn nên làm việc với một ảnh tương đối nhỏ và giữ bản sao của bản gốc.Nên ghi lại mọi xác lập bạn thực sự thích thú

    -- Áp dụng bộ lọc cho lớp --
    Trước khi áp dụng một bộ lọc,cần đặt vùng chọn lên một lớp và áp dụng bộ lọc cho lớp đó.Điều này cho phép bạn hoà trộn (blend) bộ lọc đó vào hình ảnh nếu không muốn bộ lọc đạt cường độ tối đa,hoặc thay đổi chế độ Blending.Nó còn cho phép bạn thay đổi quyết định ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình thiết kế.

    -- Thử nghiệm với lệnh Fade ... --
    ( ngay cả khi bạn đã áp dụng bộ lọc cho một lớp ).Lệnh Filter -> Fade là lệnh rất mới trong Photoshop.Nó cho phép bạn chỉ giữ một tỷ lệ phần trăm hiệu ứng lọc được áp dụng va thay đổi chế độ Blending.Đây là một đặc tính mới rất tuyệt.Nó làm giúp bạn mọi công việc vốn được thực hiện bởi quá trình lọc lớp,ngoại trừ bạn cảm thấy hài lòng sau khi làm xong việc.Bạn không thể thay đổi ý tưởng qua lệnh Undo

    -- Lọc trong một kênh đơn lẻ để có được hiệu ứng đặc biệt --
    Một số bộ lọc có thể được áp dụng cho một kênh đơn lẻ trong một lần.bạn có thể nhận được vài hiệu ứng rất thú vị bằng cách áp dụng bộ lọc chỉ cho một kênh.kên Green chẳng hạn

    -- Lọc kênh Alpha và dùng kênh này làm mặt nạ vùng chọn --
    Bạn có thể nhận được kết quả gây ấn tượng,bằng cách áp dụng bộ lọc cho dữ liệu trong kênh Alpha ( ví dụ,phiên bản grayscale của hình ảnh ).Sau đó dùng kênh này làm vùng chọn và áp dụng bộ lọc khác cho toàn bộ hình ảnh qua vùng chọn đó.Bộ lọc Crystallize ddawtxcj biệt có hiểu quả đối với kỹ thuật này.

    -- Dùng sai bộ lọc --
    Xem thử điều gì xảy ra khi bạn phá vỡ các nguyên tắc.Đôi lúc bạn lại có thể nhận được các hiệu ứng đặc biệt tuyệt vời khi áp dụng bộ lọc qua những xác lập mà trong các trường hợp khác có thể là không thích hợp

    -- Hãy suy nghi về "đa ứng dụng" --
    Kỹ thuật khác tạo hiệu ứng đặc biệt là áp dụng lại cùng bộ lọc cho một vùng chọn ít nhất vài lần.Điều này đặc biệt thích hợp với nhóm bộ lọc One-Step.Tuy nhiên kỹ thuật này cung có thể có tác dụng với nhiều bộ lọc.Bạn cung có thể thử lọc lại vùng chọn với cùng bộ lọc,các xác lập khác nhau,hoặc một bộ lọc hoàn toàn khác

    -- Làm cho hiệu ứng lọc trở thành hiệu ứng đặc trưng của chính bạn --
    Đây chỉ là quan niệm về tính đạo đức trong công việc theo kiểu Thanh giáo mà thôi ! Bạn có cảm thấy rằng việc sử dụng bộ lọc một hiệu ứng,chẳng hạn bộ lọc Colored Pencil là một việc làm lừa đảo.Nếu chỉ lọc một hình ảnh và nói "Tốt rồi,bây giờ đó là nghệ thuật",điều đó không chỉ không chính xác mà còn dường như là không đúng .. Mà nếu quả đó là nghệ thuật,thì cung không phải là nghệ thuật của bạn.Bạn có thể tạo một hiệu ứng lọc mang nét đặc trưng riêng bằng cách thay đổi chế độ Blending,bổ sung những hoạ tiết riêng của bạn và kết hợp các hiệu ứng.Tất nhiên phải tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn thực hiện thì sau đó bạn mới có thể phát huy được óc sáng tạo của chính mình.Bạn sẽ phát triển tính nghệ thuật nếu tìm được cách phối hợp bộ lọc thành phong cách cho riêng mình.

    -- Tuân theo một giới hạn --
    Một số bộ lọc rất đặc biệt và dễ nhận biết.Đặc biệt với bộ lọc thuộc tập hợp Adobe Gallery Efffects của thuở ban đầu,bạn chỉ cần đảm bảo chúng không xung đột với nhau một cách rõ rệt trong hình ảnh đã lọc.Ảnh lọc quá mức sẽ tựa như một bộ lấy mẫu.Các bộ lấy mẫu là một thứ giáo cụ tuyệt vời,nhưng chúng hiếm khi là nghệ thuật.Hãy để bộ lọc hỗ trợ mục đích nghệ thuật của hình ảnh.
    hoa
    hoa
    Thành Viên
    Thành Viên


    Nam
    Tổng số bài gửi : 88
    Age : 36
    Đến từ : phố hàng lươn tìm đg` mất hút
    Hiện đang là : giám đốc trại tâm thần
    Sở trưởng : ăn no ngủ kĩ!!!ăn rồi ngủ ngủ rồi ăn!!!!!!!!!!giống nhợn hehe
    Registration date : 24/12/2007

    GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1) Empty Re: GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1)

    Bài gửi by hoa Sun Feb 24, 2008 12:34 am

    I. ĐÔI ĐIỀU VỀ BỘ LỌC
    Ngoài những tính năng cốt lõi, Photoshop còn được bổ sung các bộ lọc (filter) rất mạnh để tạo nhiều hiệu ứng trên hình ảnh nhằm mô tả các kết cấu hay biến hoá hình ảnh phong phú hơn, sinh động hơn.

    Sử dụng bộ lọc: Muốn sử dụng bộ lọc, hãy chọn lệnh thích hợp từ menu Filter. Những nguyên tắc khi áp dụng bộ lọc.
    - Bộ lọc được áp dụng cho lớp hoạt động
    - Không thể áp dụng được bộ lọc cho hình ảnh ở chế độ bitmap hoặc chế độ Indexed
    color.
    - Một số bộ lọc chỉ làm việc trên ảnh RGB.
    - Một số bộ lọc được xử lý toàn bộ trong RAM.

    Chú ý: Áp dụng bộ lọc, nhất là cho hình ảnh lớn, có thể tốn thời gian, một số bộ lọc giúp bạn xem trước hiệu ứng trước khi áp dụng nó.

    II. TÌM HIỂU BỘ LỌC
    1. Nhóm ARTISTIC.
    Các bộ lọc trong nhóm này được thiết kế theo phong cách hội hoạ, chủ yếu mô phỏng lại hiệu quả của các công cụ và chất liệu hội hoạ.

    1.1. Colored Pencil (Vẽ ảnh bằng chì phấn)
    Làm cho hình ảnh hay phần được chọn trên ảnh giống như được vẽ bằng chì phấn.
    - Pencil Width: Tăng giảm độ rộng lét vẽ.
    - Stroke Pressure: Tăng giảm độ đậm của nét vẽ.
    - Paper Bightness: Tăng giảm độ sáng của trang vẽ (nền).

    1.2. Cutout (Cắt giảm số lượng màu trong ảnh)
    Lệnh Cotout có khuynh hướng làm giảm số lượng màu trên hình ảnh thành vài cấp độ đơn giản. Có khả năng tạo ra những khối màu thuần nhất và phân định đường biên của hình dạng.
    - No, of Leves: Điều chỉnh độ phẳng
    - Edge Simplicity: Đơn giản các cạnh (đường biên) trong hình ảnh
    - Edge Fidelity: Độ chính xác của các cạnh (đường biên) trong hình ảnh.

    1.3 Dry Brush (Kỹ thuật vẽ cọ khô)
    Tô vẽ rìa hình ảnh với kỹ thuật vẽ bằng cọ khô (giữa sơn dầu và màu nước). Bộ lọc này đơn giản hoá hình ảnh bằng cách giảm khoảng màu thành những vùng có màu chung.
    - Brush size: Kích cỡ của bút lông.
    - Brush Detail: Điều chỉnh chi tiết vẽ trong bức ảnh
    - Texture: Tăng giảm kết cấu cho bức ảnh.

    1.4. Film Graln (Hiện tượng đổ hạt trên phim nhựa)
    Tạo ra các hạt lấm tấm trên ảnh nhằm mô phỏng hiện tượng đổ hạt trên phim nhựa, áp dụng mẫu tô đều đặn cho vùng tối và vùng giữa tông của ảnh.
    - Grain: Tăng giảm lượng hạt trên ảnh.
    - Highlight Area: Làm nổi bật các vùng của ảnh.
    - Intensity: Tăng cường độ thể hiện.

    1.5. Fresco (Lối vẽ tranh trên tường)
    Làm cho hình ảnh có màu sắc hội tự thành những mảng màu loang lổ trên hình ảnh, nhằm mô phỏng kỹ thuật theo thời Phục hưng , một cách vẽ bằng màu nước trên nền vữa (piaster) còn ướt.
    - Brush size: Kích cỡ của bút lông.
    - Brush Detail: Điều chỉnh chi tiết vẽ trong bức ảnh
    - Texture: Tăng giảm kết cấu cho bức ảnh.

    1.6. Neon Glow (Tạo lớp sáng mờ dạng đèn neon)
    Thêm các kiểu quầng sáng khác nhau cho đối tượng trong hình ảnh, luôn giữ bức ảnh mờ dịu. Muốn chọn cho màu quầng sáng, chọn Glow và chọn màu trong Color Picker.
    - Glow size: Kích cỡ của ánh sáng. Nếu giá trị dương thể hiện ánh sáng neon ở những vùng sáng và ngược lại nếu gia tri âm thể hiện ánh sáng neon ở những vùng tối.
    - Glow Brightness: Tăng giảm độ sáng cho ánh sáng neon.
    - Glow Color: Chọn mầu cho đèn neon.

    1.7. Paint Duabs (Tranh vẽ sơn dầu)
    Làm cho bức ảnh thành dạng tranh vẽ sơn dầu. Cho phép chọn lựa cọ vẽ có đủ kích cỡ (từ 1 đến 50) và các kiểu cọ vẽ (Brush type).
    - Brush size: Kích cỡ của cọ vẽ.
    - Sharpness: Độ sắc nét của cọ vẽ.
    - Brush Type: Kiểu cọ vẽ.
    Simple: Cọ vẽ đơn.
    Light Rough: Cọ vẽ thô nhạt.
    Dark Rough: Cọ vẽ thô sẫm.
    Wide Sharp: Cọ vẽ rộng cứng.
    Wide Bulrry: Cọ vẽ rộng mềm.
    Sparkle: Cọ vẽ sử dụng màu tươi sáng.

    1.8. Palette Knife (Tranh sơn dầu vẽ bằng dao trộn màu)
    Làm cho bức ảnh thành dạng tranh vẽ sơn dầu, vẽ bằng dao chộn màu. Hiệu quả khá kỳ lạ với đường biên của các mảng màu thật rạch ròi, răng cưa.
    - Stroke Size: Kích cỡ của nét vẽ.
    - Stroke Detail: Điều chỉnh chi tiết vẽ trong bức ảnh
    - Softness: Độ mềm dẻo của nét vẽ.

    1.9. Plastic Wrap (Tráng phủ hình ảnh bằng một lớp Plastic bóng)
    Tráng phủ hình ảnh bằng lớp plastic bóng, làm nổi bật chi tiết bề mặt.
    - Highlight Strength: Tăng độ bóng (nổi bật).
    - Detail: Điều chỉnh chi tiểt của bức ảnh.
    - Smoothness: Điều chỉnh độ phẳng, mượt (Độ mịn)

    1.10. Poster Edges (Dạng ảnh áp phích quảng cáo)
    Tạo bức ảnh bằng màu của chính nó và đưa những chi tiết viền chung quanh ảnh. Những vùng ảnh rộng lớn có sắc thái đơn giản, trong khi chi tiết tối lại được phân bố khắp hình ảnh.
    - Edge Thickness: Điều chỉnh độ dày đặc ở đường biên ảnh.
    - Edge Intensity: Tăng cương độ đậm ở đường biên ảnh.
    - Posterization: Điều chỉnh sự phân bố chi tiết tối.

    1.11. Rough Pastels (Vẽ ảnh bằng phấn màu trên nền có kết cấu)
    Tạo bức ảnh trông như vẽ bằng phấn màu trên phông nền có kết cấu. Texture: Gán mẫu texture vào hình ảnh.
    - Stroke Length: Độ dài của nét vẽ.
    - Stroke Detail: Điều chỉnh chi tiết nét vẽ.
    - Texture: Thiết lập tính chất kết cấu của nền vẽ.
    Brick: Nền gạch
    Burlap: Nền vải bao bì
    Canvas: Nền vải bạt.
    Sandstone: Nền đá (sa thạch).
    Load Texture: Cho phép nạp thêm dạng texture.
    . Scaling: Điều chỉnh tỉ lệ kết cấu.
    . Relief: Điều chỉnh sự nổi bật của kết cấu.
    . Light Direction: Điều chỉnh hướng hắt sáng cho kết cấu.
    . Invert: Đảo ngược kết cấu.

    1.12. Smudge stick.
    Tạo bức ảnh trông như bị nhoè và lem màu theo dạng các vệt như tạo thành bởi loại que quấn bông gòn.
    - Stroke length: Điều chỉnh độ dài nét vẽ.
    - Highlight Area: Điều chỉnh sự nổi bật của vùng sáng.
    - Intensity: Điều chỉnh cường độ vẽ.

    1.13. Sponge.
    Tạo hiệu ứng như bị loang lổ, tựa như mếng bọt biển (sponge). Nó làm như có vệt sơn được vẩy đều trên ảnh.
    - Brush size: Kích cỡ của cọ vẽ.
    - Definition: Tăng giảm danh giới của hình ảnh (Làm đậm vết loang lổ)
    - Smoothness: Điều chỉnh độ phẳng, mượt (Độ mịn)

    1.14. Underpainting.
    Tạo hiệu ứng như hình ảnh mới vẽ xong, nước sơn còn ướt.
    - Brush size: Kích cỡ của cọ vẽ.
    -Texture Coverage: Mức độ thể hiện Texture (kết cấu)
    - Texture: Thiết lập tính chất kết cấu của nền vẽ.
    Brick: Nền gạch
    Burlap: Nền vải bao bì
    Canvas: Nền vải bạt.
    Sandstone: Nền đá (sa thạch).
    Load Texture: Cho phép nạp thêm dạng texture.
    . Scaling: Điều chỉnh tỉ lệ kết cấu.
    . Relief: Điều chỉnh sự nổi bật của kết cấu.
    . Light Direction: Điều chỉnh hướng hắt sáng cho kết cấu.
    . Invert: Đảo ngược kết cấu.

    1.15. Water color (Nghệ thuật vẽ tranh bằng màu nước)
    Tô vẽ hình ảnh theo phong cách màu nước.
    - Brush Detail: Điều chỉnh chi tiết cọ vẽ.
    - Shadow Intensity: Điều chỉnh cường độ bóng tối trong ảnh.
    - Texture: Điều chỉnh kết cấu của ảnh.

    houdesign chỉnh sửa lại bài viết giúp hoa lúc 1:04 am
    hoa
    hoa
    Thành Viên
    Thành Viên


    Nam
    Tổng số bài gửi : 88
    Age : 36
    Đến từ : phố hàng lươn tìm đg` mất hút
    Hiện đang là : giám đốc trại tâm thần
    Sở trưởng : ăn no ngủ kĩ!!!ăn rồi ngủ ngủ rồi ăn!!!!!!!!!!giống nhợn hehe
    Registration date : 24/12/2007

    GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1) Empty Re: GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1)

    Bài gửi by hoa Sun Feb 24, 2008 12:35 am

    2. Nhóm BLUR.
    Các bộ lọc Blur làm mờ vùng chọn hoặc hình ảnh, rất hữu ích trong việc chấm sửa ảnh. Có thể tạo bóng mờ cho hình ảnh.

    2.1. Blur.
    Taoh hiệu ứng làm mờ cho hình ảnh, tạo cảm giác về sự mềm mại, các biên cạnh màu của hình ảnh cường độ mịn có giá trị thấp.

    2.2. Blur More.
    Tạo hiệu ứng làm mờ hình ảnh, có hiệu ứng mạnh gấp ba, bốn lần so với Blur.

    2.3. Gaussian Blur.
    Nhanh chóng làm nhoè vùng chọn theo mức độ có thể điều chỉnh. Bộ lọc này bổ sung chi tiết tần số thấp và có thể tạo hiệu ứng làm nhoè.
    - Radius: Điều chỉnh phạm vi làm nhòe.

    2.4. Motion Blur.
    Làm nhoè theo hướng cụ thể (từ -3600 đến +3600 ) và cường độ xác định từ (1 - 999). Hiệu ứng của bộ lọc này tương tự như chụp ảnh đối tượng đang chuyển động.
    - Angle: Hướng làm nhòe.
    - Distance: Cường độ làm nhòe.

    2.5. Radial Blur.
    Làm nhoè một cách đa dạng và phong phú hơn. Nó tạo ra vòng xoáy đồng tâm hoặc theo đường
    hướng tâm (Spin, Zoom).

    - Amount: Cường độ (số lượng) làm nhòe.
    - Blur Method: Phương thức làm mờ.

    Spin: Vòng xoáyđồng tâm.

    Zoom: Phóng tỏa từ điểm tâm.

    2.6. Smart Blur.
    Làm nhoè chính xác hình ảnh. Làm nhiệm cụ tinh lọc các mảng màu. Nó chuyển hoá hình ảnh về dạng đơn giản của các pixcel màu.
    Tùy chọn (Option)
    - Radius: Điều chỉnh phạm vi ảnh hưởng.
    - Threshold: Điều chình ngưỡng chịu ảnh hưởng
    - Quality: Mức chịu ảnh hưởng.
    Low: Mức thấp.
    Medium: Mức trung bình.
    High: Mức cao.
    - Mode: Chế độ.
    Normal: Chế độ bình thường
    Edge Only: Chỉ các biên của hình ảnh được giữ lại.
    Overlay Edge: Hòa trộn hình ảnh đã được làm mờ với biên (biên được vẽ bằng màu trắng) của hình ảnh.

    3. Nhóm BRUSH STROCKE.
    Các bộ lọcBrush Strocke cách điệu hình ảnh sử dụng hiệu ứng cọ vẽ và nét vẽ mực khácnhau. Vài bộ lọc trong số này bổ xung hạt, nhiễu, chi tiết rìa hoặc kết cấu vào hình ảnh nhằm tạo ra hiệu ứng chấm li ti (pointillism).

    3.1. Accented Edges.
    Tạo hiệuứng nhấn mạnh các viền trong ảnh. Khi độ sáng cạnh được xác lập cao, các nétnhấn giống y như phấn trắng, có cảm giác như nhìn vào chất lỏng.
    - Edge Width: Độ rộng cạnh củaảnh.
    - Edge Brightness: Điều chỉnh độsáng cạnh.
    - Smoothness: Điều chỉnh độ phẳng, mượt (Độ mịn)

    3.2. Angled Stroke.
    Làm cho nét cọ chéo góc trên vải nền. Vùng sáng của ảnh sổ theo một hướng, còn vung tối theo hướng ngược lại.
    - Direction Balance: Điều chỉnh hướng đối xứng của nét cọ.
    - Stroke Length: Điều chỉnh chiều dài nét vẽ.

    3.3. Croshatch.
    Tạo nét cọ cắt nhau trên ảnh. bộ lọc bảo lưu chi tiết và đặc điểm của ảnh gốc trong khi bổ xung kết cấu và gây các cạnh nền của các vung màu bằng cách bắt chước cách tô bóng bằng nét chì chữ thập.
    - Stroke Length: Điều chỉnh chiều dài nét vẽ.
    - Sharpness: Độ sắc của nét vẽ.
    - Strength: Cường độ (độ mạnh) của nét vẽ.

    3.4. Dark Stroke.
    Tô vẽ vùng tối của hình ảnh với nét vẽ ngắn sát nhau và tô vẽ vùng sáng với nét vẽ dài màu trắng.
    - Balance: Điều chỉnh sự cân bằng của nét vẽ.
    - Black Intensity: Điều chỉnh cường độ tối.
    - White Intensity: Điều chỉnh cường độ sáng.

    3.5. Ink Outlines.
    Vẽ lại hình ảnh bằng nét mảnh trên các chi tiết gốc, theo kiểu bút mực.
    - Stroke Length: Điều chỉnh chiều dài nét vẽ.
    - Dark Intensity: Điều chỉnh cường độ sẫm màu.
    - Light Intensity: Điều chỉnh cường độ chiếu sáng.

    3.6. Spatter.
    Mô phỏng hiệu ứng cọ phun. Tăng các tuỳ chọn sẽ đơn giản hoá hiệu ứng toàn thể.
    - Spray Radius: Điều chỉnh phạm vi phun màu.
    - Smoothness: Điều chỉnh độ phẳng, mượt (Độ mịn)

    3.7. Sprayed Strokes.
    Tô vẽ lại hình ảnh, sử dụng màu trội với nét màu phun theo góc xiên.
    - Stroke Length: Điều chỉnh chiều dài nét vẽ.
    - Spray Radius: Điều chỉnh phạm vi phun màu.
    - Stroke Direction: Chọn hướng nét vẽ.
    Right Diagonal: Chéo từ góc trên bên phải xuống
    Horizontal: Ngang
    Left Diagonal: Chéo từ góc trên bên trái xuống
    Vertical: Dọc

    3.8. Sumi -e.
    Mô phỏng hình ảnh theo phong cách Nhật Bản như thể đã dùng cọ nhưng đầy mực đen để vẽ trên loại giấy làm bằng bột gạo. Kết quả là các cạnh hơi nhoè với màu đen đặc.
    - Stroke Width: Độ rộng nét vẽ.
    - Stroke Pressure: Điều chỉnh áp lực của nét vẽ.
    - Contrast: Điều chỉnh độ tương phản của hình ảnh.

    houdesign chỉnh sửa bài viết của hoa lúc 1h10 am
    hoa
    hoa
    Thành Viên
    Thành Viên


    Nam
    Tổng số bài gửi : 88
    Age : 36
    Đến từ : phố hàng lươn tìm đg` mất hút
    Hiện đang là : giám đốc trại tâm thần
    Sở trưởng : ăn no ngủ kĩ!!!ăn rồi ngủ ngủ rồi ăn!!!!!!!!!!giống nhợn hehe
    Registration date : 24/12/2007

    GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1) Empty Re: GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1)

    Bài gửi by hoa Sun Feb 24, 2008 12:36 am

    4. Nhóm DISTORT.


    Các bộ lọc
    Distort biến dạng hình học của hình ảnh, tạo hiệu ứng 3D hoặc tái tạo hình dạng
    khác. Lưu ý, những bộ lọc này có thể chiếm dụng rất nhiều dung lượng bộ nhớ.



    4.1. Diffuse Glow (Khuếch tán ánh sáng)


    Hình ảnh
    tựa như được nhìn qua bộ lọc khuếch tán mờ dịu. Bộ lọc này đưa thêm sọc trắng
    vào hình ảnh, với quần sáng mờ dần từ tâm vùng chọn.



    - Graininess: Điều chỉnh lượng
    hạt trong hình ảnh.



    - Glow Amount: Điều chỉnh lượng
    ánh sáng phủ lên hình ảnh.



    - Clear Amount: Điều chỉnh số
    lượng điểm sáng được làm trong.



    4.2. Displace


    Bộ lọc này
    sử dụng một ảnh gọi là hoạ đồ thay thế để quyết định cách biến dạng một vùng
    chọn.



    - Horizontal Scale: Tỉ lệ co dãn
    theo chiều ngang



    - Vertical Scale: Tỉ lệ co dãn
    theo chiều đứng



    - Displacement Map: Các sắp đặt
    khi thay thế.



    Stretch To Fit:
    Căng khít vùng chọn.



    Tile: Dạng lát
    gạch đá.



    - Undefined Areas: Không định rõ
    vùng thay thế.



    Wrap Around:


    Repeat Edge
    Pixels:



    4.3. Glass


    Làm cho
    hình ảnh hiển thị như thể được nhìn ngắm qua các kiểu kính khác nhau.



    - Distortion: Điều chỉnh sự vặn
    méo (Số lượng sóng nước)



    - Smoothness: Điều chỉnh độ
    phẳng, mượt (Độ mịn)



    - Texture: Lựa chọn kết cấu.


    Blocks: Kết cấu
    dạng khối vuông.



    Canvas: Kết cấu
    dạng vải bạt



    Frosted: Kết cấu
    dạng kính mờ



    Tiny Lens: Kết
    cấu dạng tinh thể rất nhỏ



    Load Texture:
    Cho phép nạp thêm dạng texture.



    .
    Scaling: Điều chỉnh tỷ lệ kết cấu.



    . Invert: Đảo
    ngược kết cấu.



    4.4. Ocean Ripple (Sóng nước)


    Thêm những
    gợn sóng cách nhau một cách ngẫu nhiên vào bề mặt hình ảnh làm cho hình ảnh tựa
    như ở dưới nước.



    Ripple Size: Kích cỡ gợn sóng.


    Ripple Magnitude: Cường độ sóng
    (số lượng sóng)



    4.5. Pinch


    Xoáy vùng
    chọn. Giá trị dương tối đa 100% sẽ xoắn vùng chọn vào tâm, giá trị âm tối đa là
    -100% sẽ xoắn vùng chọn hướng ra ngoài.



    Amount: Điều chỉnh cường độ và
    hướng xoắn (Lồi hoặc lõm)



    4.6. Polar Coordinates


    Chuyển vùng
    chọn từ toạ độ vuông góc sang toạ độ cực và ngược lại.



    - Rectangular to Polar: Từ tọa
    độ vuông góc sang tọa độ cực



    - Polar to Rectangular: Từ tọa
    độ cực sang tọa độ vuông góc.



    4.7. Ripple


    Tạo mẫu gợn
    sóng trên vùng chọn, y hệt sóng nước lăn lăn trên mặt hồ. Muốn chi phối hiệu
    ứng ở mức cao hơn, hãy dùng bộ lọc Weve.



    - Amount: Điều chỉnh cường độ
    gợn sóng



    - Size: chọn kích cỡ của sóng


    Small: Cỡ nhỏ


    Medium: Cỡ trung
    bình.



    Large: Cỡ lớn.


    4.8. Shear


    Làm biến
    dạng hình ảnh dọc theo đường cong. Xác định đường cong bằng cách kéo vạch trong
    hộp để tạo đường cong biểu thị mức biến dạng.



    4.9. Spherize


    Cung cấp
    hiệu ứng 3D cho đối tượng bằng cách bao quanh hình dạng cầu, làm biến dạng hình
    ảnh và kéo dãn hình ảnh sao cho khớp với đường cong đã chọn.



    -
    Amount: Điều chỉnh cường độ và hướng xoắn (Lồi hoặc lõm)



    -
    Mode: Chế độ



    Normal: Chế độ bình thường.


    Horizontal only: Chỉ điều chỉnh
    cong theo chiều ngang



    Vertical only: Chỉ điều chỉnh
    cong theo chiều đứng.



    4.10. Twiri


    Xoáy hình
    ảnh mạnh dần về phía tâm. Việc chỉ định góc sẽ tạo ra một mẫu thức xoáy.



    - Angle: Điều chỉnh góc xoắn và
    cường độ xoắn.



    4.11. Weve


    Hoạt động
    tương tự như bộ lọc Ripple nhưng mức chi phối cao hơn. Các tuỳ chọn bao gồm số
    bộ sinh sóng, độ dài sóng, độ cao sóng, và kiểu sóng.



    - Number of Generators: Bộ số
    sinh sóng.



    - WeveLength: Độ dài của sóng


    - Amplitude: Biên độ sóng (độ
    cao)



    - Scale: Co dãn sóng theo chiều
    ngang và chiều dọc.



    - Type: Kiểu sóng.


    Sine: Dạng hình
    Sin.



    Triangle: Dạng
    hình tam giác.



    Square: Dạng
    hình vuông.



    - Randomize: Dạng sóng ngẫu
    nhiên.






    4.12. Zigzag


    Làm biến
    dạng hình ảnh theo hướng xuyên tâm với các đường chữ chi. ta có thể xác lập số
    bước nghịch hướng trên đường chữ chi.



    Hiệu ứng
    tạo cảm giác như ném viên đá xuống nước, nước loang ra.



    - Amount: Điều chỉnh cường độ
    xoáy.



    - Ridges: Điều chỉnh số lượng
    sóng trong vùng xoáy.
    hoa
    hoa
    Thành Viên
    Thành Viên


    Nam
    Tổng số bài gửi : 88
    Age : 36
    Đến từ : phố hàng lươn tìm đg` mất hút
    Hiện đang là : giám đốc trại tâm thần
    Sở trưởng : ăn no ngủ kĩ!!!ăn rồi ngủ ngủ rồi ăn!!!!!!!!!!giống nhợn hehe
    Registration date : 24/12/2007

    GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1) Empty Re: GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1)

    Bài gửi by hoa Sun Feb 24, 2008 12:36 am

    5. Nhóm NOISE.


    Các bộ lọc
    Noise bổ sung hoặc bỏ nhiễu, tức các pixel với cấp màu phân bổ ngẫu nhiên, giúp
    hoà trộn vùng chọn vào các pixel xung quanh. Nhóm bộ lọc Noise có thể tạo kết
    cấu bất thường hoặc loại bỏ vùng có vấn đề, chẳng hạn như bụi, vết xước khỏi
    hình ảnh.






    5.1. Add Noise


    Dùng để áp
    các điểm ảnh lên hình ảnh, giả lập hiệu ứng chụp ảnh trên phim tốc độ cao. Nó
    cũng được dùng để giảm thiểu các dải màu trong vùng tô chuyển sắc.



    5.2. Despeckie


    Dò tìm các
    cạnh trên hình ảnh và làm nhoè toàn bộ vùng chọn ngoại trừ các cạnh này. Việc
    làm nhoè sẽ loại trừ nhiễu mà vẫn bảo toàn chi tiết.



    - Amount: Điều chỉnh lượng nhiễu
    trên hình ảnh.



    - Distribution: Cách thức phân
    bố nhiễu



    . Uniform: Phân
    bố nhiễu sao cho không ảnh hưởng tới hình thức của ảnh.



    . Gaussian:
    Phân bố nhiễu nhanh chóng.



    -
    Monochromatic: Tính chất đơn sắc của các điểm nhiễu.



    5.3. Dust & Scratches.


    Loại bỏ điểm
    ảnh nhiễu trên hình ảnh bằng các sửa đổi các điểm ảnh không tương hợp.



    - Radius: Phạm vi ảnh hưởng.


    - Threshold: Giới hạn loại bỏ
    nhiễu.



    5.4. Median.


    Giảm nhiễu
    cho hình ảnh bằng cách hoà trộn độ sáng của các điểm ảnh bên trong vùng chọn.



    - Radius: Phạm vi ảnh hưởng.


    6. Nhóm PIXELATE.


    Các bộ lọc
    Pixelate xác định rõ ràng một vùng chọn bằng cách chụm các điểm ảnh có giá trị
    màu tương tự nhau vào trong các ô.



    6.1. Color Halftone


    Mô phỏng
    hiệu ứng lưới nửa tông mở rộng trên mỗi kênh hình ảnh. Với mỗi kênh, bộ lọc
    chia hình ảnh thành các ô hình chữ nhật bằng hình tròn. Kích cỡ hình tròn tỷ lệ
    với độ chói của ô chữ nhật.



    - Max Radius: Giá trị lớn nhất
    của điểm lưới.



    - Screen Angles: Góc lệch màn
    hình của từng kênh màu.



    6.2. Crystallize


    Tập hợp các
    điểm ảnh thành các mảng màu đồng nhất hình đa giác.



    - Cell Size: Điều chỉnh kích cỡ
    của các ô hình đa giác.



    6.3. Facet


    Tập hợp các
    điểm ảnh thuần màu hoặc tương tự thành khối điểm ảnh.



    6.4. Fragment


    Tạo 4 bản
    sao các pixel vùng chọn, lấy giá trị trung bình, rồi dịch lệch với nhau.






    6.5. Mezzotint


    Chuyển dạng
    ảnh thành một mẫu thức ngẫu nhiên là các vùng trắng đen hoặc là các màu hoàn
    toàn bão hoà.



    - Type: Các kiểu mẫu điểm.


    Fine dots: Điểm
    sáng mịn.



    Medium dots:
    Điểm vừa phải.



    Grainy dots:
    Điểm dạng hạt.



    Coarse dots:
    Điểm dạng hạt cánh to (thô)



    Short Lines:
    Đường thẳng ngắn.



    Medium Lines:
    Đường thẳng vừa.



    Long lines:
    Đường thẳng dài.



    Short strokes:
    Nét vẽ ngắn.



    Medium stroke:
    Nét vẽ vừa



    Long strokes:
    Nét vẽ dài



    6.6. Mosaic


    Tập hợp các
    điểm ảnh lại thành các khối vuông. Các điểm ảnh trong cùng một khối luôn đồng
    màu, và màu sắc của các khối đặc trưng cho các màu của hình ảnh.



    - Cell Size: Điều chỉnh độ lớn
    của khối màu.



    6.7. Pointllize


    Phân mảnh
    màu sắc trong ảnh thành các chấm màu ngẫu nhiên, như trong trường phái
    Pointillize (vẽ bằng chấm màu), và sử dụng màu nền làm nền vẽ giữa các chấm.



    -
    Cell Size: Điều chỉnh độ lớn của khối màu.



    7. Nhóm RENDER


    Các bộ lọc
    Render này tạo hình ảnh 3D, mẫu này, mẫu khúc xạ, và mô phỏng kết quả phản xạ
    ánh sáng trong hình ảnh. Bạn còn có thể thao tác đối tượng trong không gian 3D,
    tạo đối tượng 3D.



    7.1. 3D Transform


    Ánh xạ hình
    ảnh trên các khối vuông, khối cầu, khối trụ, và ta có thể xoay chúng theo ba
    chiều.



    7.2. Clouds


    Tạo ra mẫu
    thức bằng cách dùng các giá trị ngẫu nhiên biến đổi giữa màu tiền cảnh và màu
    nền (tạo hiệu ứng mây).



    7.3. Difference Clouds


    Sử dụng các
    giá trị ngẫu nhiên biến đổi giữa các màu tiền cảnh và màu nền nhằm tạo nên mẫu
    thức mây. Nó hoà trộn dữ liệu mây với các điểm ảnh y như chế độ Different hoà
    trộn các màu.



    7.4. Lens Fiare


    Giả lập
    hiện tượng khúc xạ ánh sáng, cực sáng thẳng vào camera (còn gọi là hiện tượng
    ngược sáng).



    - Brightness: Điều chỉnh độ
    sáng.



    -
    Flare Center: Điểu chỉnh tâm bừng sáng.



    -
    Lens Type: Kiểu ống kính.



    7.5. Lighing Effects


    Cho phép
    tạo ra vô số hiệu ứng đèn trên một hình ảnh RGB, bằng 17 kiểu đèn, ba loại ánh
    sáng và bốn thông số thiết lập đèn. Ta cũng có thể sử dụng các hoạ đồ cấu trúc
    thang độ xám (dùng làm nổi - Bump) để
    tạo hiệu ứng giả 3D.



    -
    Style: Những kiểu đèn có sẵn trong Photoshop.



    -
    Light Type: Các loại ánh sáng.



    . Intensity: Cường độ ánh sáng.


    . Focus: Phạm vi tập trung ánh sáng.


    -
    Properties: Điều chỉnh tính chất cho ánh sáng.



    . Gloss: Độ phản chiếu ánh sáng lên ảnh.


    . Material: Độ phản chiếu màu của ảnh sáng.


    . Explosure: Độ sáng tối của ánh sáng.


    . Ambience: Độ lan toả của ánh sáng.


    -
    Texture channel: Tạo hiệu ứng làm nổi ảnh bằng một ảnh trên kênh (Channel).



    . Height: Mức độ nổi của ảnh.


    (7.6. Texture Fill.


    Lấp đầy
    vùng chọn bằng một tập tin thang độ xám hay một phần của tập tin này.)



    8. Nhóm SHARPER


    Các bộ lọc Sharper trong
    nhóm này làm sắc nét nhóm ảnh hơi nhòe bằng cách tăng độ tương phản của các
    pixel kế cận nhau.



    8.1. Harpen


    Làm sắc nét vùng chọn và cải thiện độ rõ.


    8.2. Sharper more


    Có hiệu ứng làm sắc nét mạnh hơn bộ lọc sharper more.


    8.3. Sharper Edges


    Tìm các vùng nào có sự thay đổi màu sắc rõ rệt và làm
    sắc nét chúng. Bộ lọc Sharper Edges chỉ làm sắc các cạnh mà vẫn bảo toàn độ mịn
    của hình ảnh.



    8.4. Unsharp Mask


    Điều
    chỉnh độ tương phản của các chi tiết cạnh và tạo ra một vạch sáng hơn và tối
    hơn trên từng phía của cạnh đó, nhằm nhấn mạnh các cạnh và tạo ra ảo giác về
    một ảnh sắc nét.



    -
    Amount: Điều chỉnh lượng tương phản cho chi tiết cạnh.



    -
    Radius: Điều chỉnh phạm vi ảnh hưởng.



    -
    Threshold: Giới hạn thể hiện.
    hoa
    hoa
    Thành Viên
    Thành Viên


    Nam
    Tổng số bài gửi : 88
    Age : 36
    Đến từ : phố hàng lươn tìm đg` mất hút
    Hiện đang là : giám đốc trại tâm thần
    Sở trưởng : ăn no ngủ kĩ!!!ăn rồi ngủ ngủ rồi ăn!!!!!!!!!!giống nhợn hehe
    Registration date : 24/12/2007

    GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1) Empty Re: GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1)

    Bài gửi by hoa Sun Feb 24, 2008 12:38 am

    9. Nhóm SKETCH


    Các bộ lọc
    Sketch bổ xung hoạ đồ cấu trúc vào hình ảnh, thường dùng cho hiệu ứng 3D. Chúng
    cũng hữu dụng trong việc tạo ra dáng vẻ hội hoạ (hoặc vẽ tay).



    9.1. Bas Relief (Nghệ thuật phù điêu)


    Biến đổi
    hình ảnh sang dáng vẻ khắc chìm / chạm nổi, đồng thời rọi sáng để nhấn mạnh
    những thay đổi bề mặt. Các khu vực tối của ảnh lấy màu tiền cảnh, còn các khu
    vực sáng lấy màu nền.



    - Detail: Điều chỉnh lượng chi
    tiết của hình ảnh.



    -
    Smoothness: Điều chỉnh độ phẳng, mượt (Độ mịn)



    - Light Direction: Chọn hướng
    ánh chiếu lên bề mặt ảnh.



    9.2. Chalk & Charcoal


    Vẽ lại các
    vùng sáng và các vùng trung hoà của ảnh bằng một nền xám đặc trung hoà được vẽ
    lên bằng phấn thô. Các khu vực tối được thay thế bằng chì than. Chì than lấy
    màu tiền cảnh, còn phấn lấy màu hậu cảnh.



    - Charcoal Area: Điều chỉnh vùng
    chịu ảnh hưởng của màu chì than (Màu tiền cảnh).



    - Chalk Area: Điều chỉnh vùng
    chịu ảnh hưởng của màu phấn (Màu hậu cảnh).



    - Stroke Pressure: Điều chỉnh áp
    lực của nét vẽ.



    9.3. Charcoal


    Vẽ lại cảnh
    nhằm tạo hiệu ứng lem luốc với phong cách tranh áp phích. Các cạnh đứng được tô
    đậm trong khi các vùng trung hoà được vẽ phác bằng các vạch chéo. Nét trì than
    lấy màu tiền cảnh, còn nền giấy lấy màu hậu cảnh.



    - Charcoal Thickness: Điều chỉnh
    bề rộng của nét chì than.



    - Detail: Điều chỉnh lượng chi
    tiết còn lưu lại trong ảnh.



    - Light/Dark Balance: Điều chỉnh
    sự cân bằng giữa sáng và tối.



    9.4. Chrome


    Xử lý ảnh
    như thể đó là mặt mạ kền sáng bóng. Vùng sáng là các vị trí cao, còn vùng tối
    là các chỗ thấp trên bề mặt phản chiếu.



    - Detail: Điều chỉnh lượng chi
    tiết còn lưu lại trong ảnh.



    -
    Smoothness: Điều chỉnh độ phẳng, mượt (Độ mịn).



    9.5. Conté Crayon


    Tái tạo cấu
    trúc của các nét chì màu thuần trắng và tối sẫm trên hình ảnh. Nó sử dụng màu
    tiền cảnh cho các vùng tối và màu nền cho các vùng sáng.



    - Foreground Level: Điều chỉnh
    mức độ màu tiền cảnh.



    - Background Level: Điều chỉnh
    mức độ màu hậu cảnh.



    - Texture: Chọn dạng kết cấu cho
    nền.



    Brick: Nền gạch


    Burlap: Nền vải
    bao bì



    Canvas: Nền vải
    bạt.



    Sandstone: Nền đá
    (sa thạch).



    Load Texture:
    Cho phép nạp thêm dạng texture.



    . Scaling: Điều
    chỉnh tỉ lệ kết cấu.



    . Relief: Điều
    chỉnh sự nổi bật của kết cấu.



    . Light
    Direction: Điều chỉnh hướng hắt sáng cho kết cấu.



    . Invert: Đảo ngược
    kết cấu.






    9.6. Graphic Pen


    Sử dụng các
    vệt mực sổ thẳng và mảnh để nắm bắt chi tiết trong ảnh gốc và đặc biệt ấn tượng
    đối với các ảnh quét. Nó thay màu ảnh gốc bằng cách dùng màu tiền cảnh cho mực
    và màu nền cho giấy.



    - Stroke Length: Độ dài của nét
    vẽ.



    - Light/Dark Balance: Điều chỉnh
    sự cân bằng giữa sáng và tối.



    - Stroke Direction: Điều chỉnh
    hướng nét vẽ.



    Right Diagonal:
    Chéo từ góc trên bên phải xuống



    Horizontal:
    Ngang



    Left Diagonal:
    Chéo từ góc trên bên trái xuống



    Vertical: Dọc


    9.7. Halftone Pattern


    Giả lập
    hiệu ứng của màn lưới bán tông mà vẫn duy trì phạm vi liên tục giữa các tông
    màu.



    - Size: Điều chỉnh kích cỡ của
    điểm lưới.



    - Contrast: Điều chỉnh độ tương
    phản.



    - Pattern Type: Kiểu mẫu vẽ.


    Circle: Hình
    tròn



    Dot: Điểm.


    Line: Đường
    thẳng.



    9.8. Note Paper


    Tạo cho
    hình ảnh có dáng vẻ như được làm từ loại giấy chế tạo theo cách thủ công. Các
    vùng tối trên ảnh có vẽ như là lớp giấy bên dưới lộ ra qua các lỗ thủng của lớp
    giấy bên trên.



    - Image Balance: Điều chỉnh cân
    bằng màu.



    - Graininess: Điều chỉnh lượng
    hạt.



    - Relief: Điều chỉnh sự nổi bật.


    9.9. Photocopy


    Giả lập
    hiệu ứng sao chụp hình ảnh. Các vùng tối rộng lớn có khuynh hướng để lại các
    cạnh rìa, còn các màu trung hoà thì phân chia thành thuần trắng hoặc thuần đen.



    - Detail: Điều chỉnh lượng chi
    tiết lưu lại trên hình ảnh.



    - Darkness: Điều chỉnh lượng màu
    sẫm (màu tiền cảnh).



    9.10. Plaster


    Đóng khuôn
    hình ảnh bằng thạch cao 3D, rồi tô màu sản phẩm bằng các màu tiền cảnh và màu
    nền. Các khu vực tối thì lồi lên, còn các khu vực sáng thì lõm xuống.



    - Image Balance: Điều chỉnh cân
    bằng màu.



    -
    Smoothness: Điều chỉnh độ phẳng, mượt (Độ mịn).



    -
    Light Direction: Điều chỉnh hướng sáng.



    9.11.Reticulation


    Giả lập sự
    co dãn và biến dạng của màng phim, nhằm làm cho hình ảnh có vẽ tụ lại ở các khu
    vực tối, và phân ra các hạt sáng tại vùng sáng.



    - Density: Điều chỉnh mật độ (độ
    đậm đặc).



    -
    Foreground Level: Điều chỉnh mức độ màu tiền cảnh.



    - Background Level: Điều chỉnh
    mức độ màu hậu cảnh.



    9.12. Stamp


    Sử dụng tốt
    nhất với các ảnh đen trắng, bộ lọc nà giản lược hình ảnh ra dáng vẻ như được
    đóng dấu bằng cao su hoặc gỗ.



    - Light/Dark Balance: Điều chỉnh
    sự cân bằng giữa sáng và tối.



    -
    Smoothness: Điều chỉnh độ phẳng, mượt (Độ mịn).



    9.13. Torn Edges


    Đặc biệt
    hữu dụng với những ảnh có chữ hoặc có các đối tượng có độ tương phản cao. Bộ
    lọc này tái cấu trúc hình ảnh bằng các mảnh giấy bị xé rách , rồi tô ảnh bằng
    màu tiền cảch và màu nền.



    -
    Image Balance: Điều chỉnh cân bằng màu.



    -
    Smoothness: Điều chỉnh độ phẳng, mượt (Độ mịn).



    - Contrast: Điều chỉnh độ tương
    phản.



    9.14. Water Paper


    Sử dụng các
    mảng màu vừa lem nhem hình ảnh trông như
    được trát trên bề mặt ti - brô hoặc giấy ẩm, khiến cho màu loang ra và lẫn vào
    nhau.



    -
    Fiber Length: Điều chỉnh độ dài của sợi kết cấu.



    -
    Brightness: Điều chỉnh độ sáng.



    -
    Contrast: Điều chỉnh độ tương phản.



    10. Nhóm STYLIZE


    Các bộ lọc
    Stylize tạo nên những hiệu ứng hội hoạ hoặc thuộc trường phái ấn tượng trên
    hình ảnh bằng cách thay thế các điểm ảnh và bằng cách tìm và nâng cao độ tương
    phản trong ảnh.



    10.1. Diffuse


    Xáo chộn
    các điểm ảnh khiến cho vùng chọn bớt sấc nét tuỳ theo ta chọn tuỳ chọn nào.



    -
    Normal: Di
    chuyển các điểm ảnh ngẫu nhiên.



    -
    Darken Only: Thay thế các điểm ảnh sáng bằng các điểm ảnh tối.



    -
    Lighten Only: Thay thế các điểm ảnh tối bằng các điểm ảnh sáng.



    -
    Anisotropic: Không đẳng hướng.



    10.2. Emboss


    Khiến cho
    vùng chọn có vẽ nổi lên hoặc chìm xuống bằng cách chuyển dạng màu tô thành màu
    xám và đồ lại các cạnh bằng màu tô nguyên thuỷ.



    - Angle: Góc thể hiện trạm nổi.


    - Height: Điều chỉnh độ nổi (Chiều
    cao).



    - Amount: Điều chỉnh số lượng
    chi tiết tham gia.



    10.3. Extrude


    Tạo nên các
    hình khối lập phương hoặc kim tự tháp trên các hình ảnh ban đầu. Tuy nhiên nó
    vẫn giữ được màu sắc của ảnh.



    - Type: Kiểu


    . Blocks: Khối
    lập phương.



    . Pyramids: Khối
    hình chóp (dạng kim tự tháp).



    - Size: Kích cỡ của khối.


    - Depth: Điều chỉnh chiều sâu.


    - Solid Front Faces: Làm đặc
    toàn bộ bề mặt phía trước của khối.



    - Mask Incomplete Blocks: Các
    khối không che kín hoàn toàn hình ảnh



    10.4. Find Edges


    Đồng nhất
    các vùng màu chuyển tiếp nổi sáng và nhấn mạnh các cạnh viền bằng màu tối trên
    nền trắng.






    10.5. Glowing Edges


    Đồng nhất
    các đường viền màu trên nền đậm và bổ xung hiệu ứng toả sáng như đèn neon trên
    chúng.



    - Edge Width: Độ rộng biên ảnh.


    - Edge Brightness: Độ sáng biên
    ảnh



    -
    Smoothness: Điều chỉnh độ phẳng, mượt (Độ mịn).



    10.6. Solarize


    Pha chộn
    một ảnh âm bản với một ảnh dương bản tương tự như khi phơi sáng nhanh một bản
    in trong quá trình sử lý.



    10.7. Tiles


    Phá vỡ hình
    ảnh thành một loạt mảnh ghép và dịch chuyển chúng lệch đi một chút.



    - Number Of Tiles: Số lớp mảnh
    ghép theo chiều đứng.



    - Maximun Offset: Khoảng trống
    tối đa giữa hai lớp mảnh ghép.



    -
    Fill Empty Area With: Phủ đầy vùng trống cùng màu:



    . Background Color: màu hậu
    cảnh.



    . Foreground Color: màu tiền
    cảnh.



    . Inverse Image: ảnh nghịch đảo
    (âm bản)



    . Unaltered Image: ảnh nguyên
    mẫu.



    10.8. Trace Contour


    Tìm những
    sự chuyển tiếp giữa các khu vực sáng nhất và nét vẽ viền mảnh lên đó cho từng
    kênh màu.



    - Level: Điều chỉnh mức độ.


    - Edge: Cạnh – đường biên ảnh


    . Lower: Đường
    biên sử dụng phần thấp của ảnh.



    . Upper: Đường
    biên sử dụng phần cao của ảnh



    10.9 Wind


    Tạo ra các
    vạch ngang rất nhỏ trên ảnh để giả lập thành hiệu ứng gió tạt.



    - Method: Phương thức thể hiện


    . Wind: Dạng gió
    thổi.



    . Blast: Dạng
    luồng gió.



    . Stagger:
    Khoảng trống giữa các làn gió thổi.



    - Direction: Hướng gió.


    . From the
    Right: Từ bên phải.



    . From the Left:
    Từ bên trái.
    hoa
    hoa
    Thành Viên
    Thành Viên


    Nam
    Tổng số bài gửi : 88
    Age : 36
    Đến từ : phố hàng lươn tìm đg` mất hút
    Hiện đang là : giám đốc trại tâm thần
    Sở trưởng : ăn no ngủ kĩ!!!ăn rồi ngủ ngủ rồi ăn!!!!!!!!!!giống nhợn hehe
    Registration date : 24/12/2007

    GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1) Empty Re: GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1)

    Bài gửi by hoa Sun Feb 24, 2008 12:38 am

    11. Nhóm TEXTURE


    Các bộ lọc
    Texture cung cấp cho hình ảnh dáng vẽ của độ sâu hay tình trạng của vật chất
    trong thực tế, hoặc bổ sung dáng vẻ hữu cơ.



    11.1. Craqueture


    Tạo hiệu
    ứng trông như ảnh được vẽ trên một bề mặt trát vữa sần sùi, hình thành một mạng
    lưới tỗ, chằng chịt theo các cạnh nền màu.



    - Crack Spacing: Điều chỉnh
    khoảng cách rạn nứt.



    - Crack Depth: Điểu chỉnh chiều
    sâu rạn nứt



    -
    Crack Brightness: Điểu chỉnh độ sáng rạn nứt.



    11.2. Grain


    Bổ sung
    dạng kết cấu vào hình ảnh bằng cách giả lập các loại hạt vào khác nhau.



    - Intensity: Điều chỉnh cường độ
    (số lượng) hạt bổ xung vào ảnh.



    - Contrast: Điều chỉnh độ tương
    phản của các hạt



    - Grain Type: Lựa chon loại hạt
    bổ xung vào ảnh.



    Regular: Loại
    hạt bình thường.



    Soft: Hạt mềm.


    Sprinkles: Hạt
    mưa rào nhỏ.



    Clumped: Các
    điểm ảnh kết lại thành khối.



    Contrasty: Tách
    biệt vùng sáng và tối trong ảnh



    Enlarged: Mở
    rộng các vùng ảnh.



    Stippled: Vẽ
    thành các chấm nhỏ không thành đường nét.



    Horizontal:Bổ
    xung vào ảnh các đường ngang.



    Vertical: Bổ
    xung vào ảnh các đường dọc



    Speckle: Bổ xung
    vào ảnh các vế lốm đốm.



    11.3 . Mosaic Tiles


    Làm cho
    hình ảnh trông như được ghép thành từ nhiều mảnh nhỏ hoặc ghép lặp, đồng thời
    bổ xung các kẽ hở giữa các mảnh.



    - Tile Size: Kích cỡ của mảnh
    ghép.



    - Grout Width: Độ rộng của kẽ hở
    giữa các mảnh ghép.



    - Lighten Grout: Tăng độ chiếu
    sáng cho kẽ hở.



    11.4. Patchwork


    Phá vỡ hình
    ảnh thành các mảnh vuông được tô bằng màu trội trong khu vực.



    - Square Size: Kích cỡ của hình
    vuông.



    - Relief: Điều chỉnh cường độ mô
    tả trạm khắc.



    11.5. Stained Glass


    Chức năng
    Stained Glass vẽ lại hình ảnh ban đầu bằng các hình đa giác không đều liên kết
    lại với nhau. Mỗi hình đa giác có một màu đơn.



    - Cell Size: Kích cỡ của ô hình
    đa giác.



    - Border Thickness: Điều chỉnh
    độ dày của đường viền.



    - Light Intensity: Điều chỉnh
    cường độ sáng.



    11.6. Texturizer


    Áp lên hình
    ảnh một dạng kết cấu do ta chọn hoặc tự tạo.



    - Texture: Lựa chọn kiểu kết
    cấu.



    Brick: Nền gạch


    Burlap: Nền vải
    bao bì



    Canvas: Nền vải
    bạt.



    Sandstone: Nền đá
    (sa thạch).



    Load Texture:
    Cho phép nạp thêm dạng texture.



    . Scaling: Điều
    chỉnh tỉ lệ kết cấu.



    . Relief: Điều
    chỉnh sự nổi bật của kết cấu.



    . Light
    Direction: Điều chỉnh hướng hắt sáng cho kết cấu.


    .
    Invert: Đảo ngược kết cấu
    hoa
    hoa
    Thành Viên
    Thành Viên


    Nam
    Tổng số bài gửi : 88
    Age : 36
    Đến từ : phố hàng lươn tìm đg` mất hút
    Hiện đang là : giám đốc trại tâm thần
    Sở trưởng : ăn no ngủ kĩ!!!ăn rồi ngủ ngủ rồi ăn!!!!!!!!!!giống nhợn hehe
    Registration date : 24/12/2007

    GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1) Empty Re: GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1)

    Bài gửi by hoa Thu Feb 28, 2008 3:01 pm

    tăng máu nào
    hoa
    hoa
    Thành Viên
    Thành Viên


    Nam
    Tổng số bài gửi : 88
    Age : 36
    Đến từ : phố hàng lươn tìm đg` mất hút
    Hiện đang là : giám đốc trại tâm thần
    Sở trưởng : ăn no ngủ kĩ!!!ăn rồi ngủ ngủ rồi ăn!!!!!!!!!!giống nhợn hehe
    Registration date : 24/12/2007

    GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1) Empty Re: GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1)

    Bài gửi by hoa Fri Feb 29, 2008 1:10 am

    :hoan hô: :hoan hô: :hoan hô: :hoan hô: :hoan hô: :hoan hô: :hoan hô: :hoan hô: :hoan hô: :hoan hô: :hoan hô:
    hoa
    hoa
    Thành Viên
    Thành Viên


    Nam
    Tổng số bài gửi : 88
    Age : 36
    Đến từ : phố hàng lươn tìm đg` mất hút
    Hiện đang là : giám đốc trại tâm thần
    Sở trưởng : ăn no ngủ kĩ!!!ăn rồi ngủ ngủ rồi ăn!!!!!!!!!!giống nhợn hehe
    Registration date : 24/12/2007

    GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1) Empty Re: GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1)

    Bài gửi by hoa Fri Feb 29, 2008 1:10 am

    :battay: :battay: :battay: :battay: :battay: :battay: :battay: :battay: :battay: :battay: :battay: :battay: :battay: :battay: :battay: :battay: :battay: :battay: :battay: :battay:

    Sponsored content


    GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1) Empty Re: GIỚI THIỆU BỘ LỌC & CÁCH SỬ DỤNG (Part 1)

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: Sat May 11, 2024 12:21 pm